[QUAN TRỌNG] Vật lý trị liệu bàn chân khoèo: Nguyên tắc, phương pháp và lưu ý

Bàn chân khoèo (Talipes equinovarus) là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị và phục hồi chức năng kịp, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại và cảm thấy tự ti khi lớn lên. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý tới quá trình phát triển ở chân của trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường (chân cụp vào trong, không thể duỗi thẳng,…) và cho trẻ can thiệp phục hồi chức năng từ sớm. 


1. Nguyên tắc phục hồi chức năng bàn chân khoèo

Theo tài liệu phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh của NXB Y Hà Nội, phục hồi chức năng vật lý trị liệu chân khoèo có 3 nguyên tắc điều trị/can thiệp sau:
  • Thời điểm can thiệp: Bố mẹ nên bắt đầu quá trình phục hồi chức năng bàn chân khoèo cho trẻ càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là ngay sau sinh.
  • Phương pháp điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phục hồi chức năng toàn diện bao gồm: bó bột chỉnh hình, nẹp chỉnh hình và bài tập kéo dãn.
  • Lưu ý sau khi kết thúc bó bột: Trẻ nên được đưa đi tái khám thường quy 6 tháng/lần để đánh giá mức độ hiệu quả sau khi can thiệp điều trị.

2. 4 Phương pháp vật lý trị liệu chân khoèo

  • Bó bột chỉnh hình theo phương pháp Ponseti
  • Phương pháp dùng băng chỉnh hình 
  • Phương pháp dùng nẹp chỉnh hình
  • Vận động trị liệu (Gập bàn chân, Xoay đầu gối, Di động mô mềm vùng cổ bàn cẳng chân)

3. Những lưu ý khi thực hành vật lý trị liệu chân khoèo

  • Theo dõi và tái khám thường xuyên
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
  • Kiên trì tập luyện thường xuyên ngay cả ở nhà
  • Kết hợp đồng bộ với phục hồi tâm lý

Comments

Popular posts from this blog

[QUAN TRỌNG] 9 thông tin cần biết trước khi phục hồi chức năng

Tham khảo 15+ bài tập phục hồi giãn dây chằng cổ chân hiệu quả

Chi tiết 10 bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay đơn giản tại nhà