Vật lý trị liệu đứt gân ngón tay: 4 lưu ý quan trọng mà bạn cần biết

 Việc tập vật lý trị liệu đứt gân ngón tay không chỉ giúp vết thương giảm đau, giảm viêm mà còn thúc đẩy quá trình lành lại của tổn thương, đồng thời làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 4 lưu ý quan trọng và quy trình tập vật lý trị liệu đứt gân ngón tay nhằm giúp bệnh nhân hồi phục hiệu quả. 

1. Vai trò vật lý trị liệu đứt gân ngón tay 

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đứt gân ngón tay có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi chức năng của ngón tay bị tổn thương. Bao gồm: 

  • Ngăn chặn sự hình thành các chất dính, đảm bảo gân trượt tốt và riêng biệt nhau.
  • Ngăn ngừa teo cơ, phòng ngừa co rút.
  • Phục hồi phạm vi chuyển động của ngón tay bị thương.
  • Tăng cường cơ bắp và duy trì các chức năng của bàn tay để giành được chức năng bình thường. 


2. Quy trình tập vật lý trị liệu điều trị đứt gân ngón tay

Tập vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho ngón tay sau phẫu thuật nối gân. Các bài tập không chỉ mang đến tác dụng giảm đau, giảm sưng, thúc đẩy vết thương nhanh chóng lành lại mà còn giúp tăng sức mạnh và sự ổn định của ngón tay. Trong mỗi giai đoạn phục hồi, bệnh nhân sẽ cần tập các bài tập vật lý trị liệu đứt gân ngón tay khác nhau để có thể phục hồi một cách hiệu quả nhất. Đây cũng nguyên tắc chung khi tập vật lý trị liệu điều trị đứt gân ngón tay, phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay hay các phương pháp phục hồi chức năng tay khác.

Comments

Popular posts from this blog

[QUAN TRỌNG] 9 thông tin cần biết trước khi phục hồi chức năng

Chi tiết 10 bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay đơn giản tại nhà

[QUAN TRỌNG] Vật lý trị liệu bàn chân khoèo: Nguyên tắc, phương pháp và lưu ý